Lịch sử tiến hóa Vượn đồi

Oreopithecus bambolii lần đầu tiên được nhà cổ sinh vật học người Pháp là Paul Gervais miêu tả năm 1872. Trong thập niên 1950, nhà cổ sinh vật học người Thụy Sĩ là Johannes Hürzeler đã phát hiện được bộ xương nguyên vẹn tại Baccinello và tuyên bố rằng nó là vượn người thật sự — dựa trên các quai hàm ngắn và các răng nanh thoái hóa của nó, vào thời gian đó được coi là tiêu chí chẩn đoán họ Người — và hai chân — do khung chậu ngắn là gần với kiểu khung chậu của dạng vượn người hơn là so với kiểu khung chậu của tinh tinhkhỉ đột (gôrila). Tuy nhiên, quan hệ họ hàng gần gũi của Oreopithecus với vượn người vẫn là điều gây tranh cãi trong nhiều thập niên cho tới khi các phân tích mới trong thập niên 1990 đánh giá lại Oreopithecus như là nhóm có quan hệ họ hàng trực tiếp với Dryopithecus; các đặc trưng hộp sọ và răng kỳ dị được giải thích như là kết quả của sự cô lập trên đảo. Các chứng cứ mới này khẳng định rằng Oreopithecus đi đứng bằng hai chân nhưng hình thái đi đứng hai chân kỳ dị của nó là khác biệt rất nhiều so với kiểu đi đứng của Australopithecusngón chân cái tạo ra góc 100° với các ngón khác, cho phép bàn chân tạo ra thế vạc ba chân trong tư thế đứng thẳng — và không cho phép Oreopithecus phát triển kiểu di chuyển hai chân nhanh nhẹn. Khi cầu đất liền cuối cùng đã phá vỡ sự cô lập của khu vực Toscana-Sardinia (khoảng 6,5 Ma), thì các động vật săn mồi to lớn thật sự như MachairodusMetailurus đã xuất hiện trong số thế hệ mới các động vật di cư tới châu Âu và Oreopithecus nhanh chóng bị tuyệt chủng cùng các chi đặc hữu châu Âu khác[2] (trước cuộc trao đổi lớn liên Mỹ, diễn ra khoảng 2-3 triệu năm sau đó).

Phân loại

Được biết đến như là "vượn người kì dị", Oreopithecus có thể vẽ lại hoàn toàn bức tranh của cổ sinh vật học, phụ thuộc vào việc nó là hậu duệ của vượn châu Âu Dryopithecus hay là của loài vượn người châu Phi nào đó[2]. Một số nhà khoa học đề xuất rằng cách thức di chuyển độc nhất vô nhị của Oreopithecus đòi hỏi phải sửa lại sự đồng thuận hiện tại về thời gian chuyển sang đi hai chân trong lịch sử phát triển loài người, nhưng điều này ít nhận được sự ủng hộ trong giới các nhà cổ sinh vật học.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng Oreopithecus có quan hệ họ hàng với Apidium, một loại tiền vượn nhỏ sống trên cây đầu thế Oligocen, từng tồn tại khoảng gần 34 triệu năm trước ở Ai Cập[3]. Nó thể hiện các mối liên quan mạnh với vượn hiện đại ở phần hậu hộp sọ của mình, và trong khía cạnh này thì nó là nhóm vượn thế Miocen hiện đại nhất với các điểm tương đồng gần gũi nhất với các yếu tố hậu hộp sọ của Dryopithecus, nhưng cấu tạo răng của nó thì đã thích nghi với khẩu phần ăn là lá cây và mối liên quan gần là không chắc chắn. Những người khác thì tuyên bố rằng nó là đơn vị phân loại hoặc là có quan hệ chị em với Cercopithecoidea hoặc thậm chí là tổ tiên trực tiếp của loài người, nhưng thông thường nó được đặt trong phân họ của chính mình trong phạm vi họ Hominidae. Thay vì thế, nó cũng có thể được bổ sung thêm vào cùng một phân họ với Dryopithecus, có lẽ là trong tông riêng biệt Oreopithecinae[4].

Cụ thể, chi này nói chung trước đây được gán vào họ Oreopithecidae như Simons (1960) [3], Terry Harrison (1986)[5], McKenna và Bell (1997)[6]; còn gần đây hơn thì vào họ Hominidae như Andrews (1992)[7], Harrison & Gu (1999)[8], Abbazzi và ctv. (2008)[9].

Họ Oreopithecidae khi được công nhận có thể coi là có quan hệ họ hàng gần với HylobatidaePongidae (hay phân họ Ponginae trong họ Hominidae nghĩa rộng) khi xếp trong siêu họ Hominoidea[10], hoặc với họ Parapithecidae trong siêu họ Parapithecoidea[11].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vượn đồi http://books.google.com/books?id=E8z9YZZiKHgC&pg=P... http://www.sciencedirect.com/science?_ob=ArticleUR... http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1475-... http://www.eva.mpg.de/evolution/staff/spoor/pdf/Sp... http://www.nyu.edu/gsas/dept/anthro/programs/csho/... http://www.helsinki.fi/~mhaaramo/metazoa/deuterost... http://www.helsinki.fi/~mhaaramo/metazoa/deuterost... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC15136/ //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/14984788 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9874815